3/12/10

Kế hoạch tài chính cá nhân

Tài liệu cơ bản lập kế hoạch tài chính cá nhân

Hầu hết mọi người đã nghe về lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền bạc riêng của mình. Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao. Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đâu, bài cơ bản về lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản.

http://www.life-ins.co.uk/images/key-man-critical-illness-insurance.jpg


Bước 1. Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính: Về cơ bản, đó là một bộ bản thảo những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân. Viết ra kế hoạch này tự mình hay nhờ sự giúp đỡ của người lập kế hoạch tài chính sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các bước cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất.

Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như cưới hỏi (bản thân, con cái, em cháu), thất nghiệp, về hưu, sinh nở, du học, nằm viện, v.v…

Bước 2. Lập sổ ghi chép tài chính. Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:

•tài khoản đầu tư
•bản kê ngân hàng
•khai báo thuế
•bản kê thế chấp và thẻ tín dụng
•hợp đồng bảo hiểm
•văn bản quy hoạch di sản

Sau đó sắp xếp chúng để bạn truy cập dễ dàng và đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai, sức khỏe suy giảm,….

Bước 3. Tính toán khoản tiền có thực sự ngay khi lập ra sổ sách tài chính. Đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.

Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển.

Bước 4. Thiết lập kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.

Bước 5. Lập quỹ dự trữ khẩn cấp bắt đầu từ những khoản tiết kiệm nhỏ nhặt.Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. (bằng 3 đến 6 tháng chi tiêu). Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm. Lập quỹ này trong ngân hàng và gởi tiết kiệm có kỳ hạn 3 – 6 tháng là tốt nhất. Xây dựng quỹ cũng không phải quá khó. Bạn phải cắt giảm chi tiêu, không mua sắm xa xỉ, hoãn kế hoạch du lịch, đi ăn tiệm ít hơn. Nhất định chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà thôi.

Bước 6. Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng. Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó.

Bước 7. Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn.

Bước 8. Có bảo hiểm thỏa đáng. Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được.

Đầu tư dài hạn: tại sao lại cần thiết?

Tục ngữ Việt Nam có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con"

-TRẺ thì CẬY CHA, nhưng chẳng may người trụ cột (cha / mẹ) qua đời trong khi có quá nhiều người khác đang phụ thuộc (con thơ nhỏ dại, chưa tính cha mẹ già yếu) thì gia đình sẽ cậy nhờ ai để gánh các chi phí sinh hoạt, học hành vẫn liên tục gia tăng theo thời gian dài và nợ nần chồng chất đây.
-Nếu bạn trường thọ thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Không ít người khi về hưu có rất ít tiền tiết kiệm hoặc thậm chí chả có đồng nào cả, hay sau khi về hưu một thời gian họ đã tiêu hết số tiền dành dụm được. Đó là chưa tính đến bệnh tật già yếu kéo dài.Điều này sẽ chẳng thành vấn đề nếu hai vợ chồng bạn không sống lâu quá, hoặc bạn cũng chẳng quan tâm lắm đến chuyện tuổi già mình sẽ sống như thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn sẽ sống rất lâu trong khi không có tiền lương hưu hoặc bảo hiểm trọn đời hay nhiều tiền tiết kiệm trong nhà băng? Vì vậy, bạn nên trù liệu trước và triệt để tiết kiệm tiền bạc trong chừng mực có thể. GIÀ thì CẬY CON – rất nhiều người già có con cháu thì mang ý muốn dựa dẫm chúng, đòi hỏi bổn phận trả hiếu mà có ai lường trước nếu chẳng may lá xanh rụng trước lá vàng hoặc con không thể nuôi mình thì sao. (Nếu con mình đã lập gia đình riêng mà chưa được bảo hiểm lại chết sớm thì thậm chí mình còn phải thay con nuôi tiếp cháu nhỏ)


------> Quỹ đầu tư dài hạn là một nhu cầu bức bách, là giải pháp thiết thực cho cả việc sống thọ lẫn mất sớm ! Đừng do dự, cũng đừng trông chờ cuộc sống khá hơn hay gặp sự cố thì mới nghĩ tới việc lập quỹ này! Tất cả mọi người đều cần. Hãy nhanh chóng tự mình lo cho mình trước đi!

Đừng quên lạm phát: Thậm chí, ngay cả khi mọi việc xung quanh vẫn đang diễn ra tốt đẹp, tiền tiết kiệm và các khoản đầu tư của bạn vẫn đang sinh sôi nảy nở, thì bạn vẫn đang mất một số tiền nhất định hàng năm vì lạm phát. Chính vì vậy, bạn không nên quá chú ‎ý tới con số lãi trên giấy tờ mà nên đánh giá nó trong sự tương đối – tức là % thu nhập của bạn không được phép thấp hơn % lạm phát.

Quỹ tiết kiệm cho trường hợp sống thọ hoặc mất sớm

Vào một sáng chủ nhật mát mẻ, bạn cảm thấy hết sức sảng khoái sau 1 tuần bị nhốt trong văn phòng. Làm gì đây ta? Tại sao mình không dạo một vòng qua các cửa hàng, siêu thị, vừa thư giãn, vừa nghe ngóng thăm thú những mặt hàng bắt mắt. Và không nhiều thì ít, thế nào bạn cũng tha về một hai món đồ, để "xả stress", vừa tự thưởng cho mình! Nhẹ ví thì rinh cái áo cái quần, đôi giày, cặp kiếng, vật trang trí xinh xinh...Rủng rỉnh hơn, nhất là sau thời gian "kiềm nén", bạn sẵn sàng rước ngay 1 em iPhone mới, 1 chiếc máy tính xách tay siêu mỏng chẳng hạn về ở với mình. Vấn đề tôi muốn nói là giá trị sử dụng của những thứ này tới đâu hay chỉ thỏa mãn sở thích nhất thời. Cái áo hàng hiệu mặc vài tháng, chiếc quần jeans 300, 400 ngàn cũng vậy. Rồi cái iPhone được dành phần lớn thời gian để nghe, gọi điện, nhắn tin, như 1 cái alo thông thường. Bạn có chắc là mình thật sự cần và tận dụng triệt để mọi chức năng của những món đồ đó không? Hay đó chỉ là thứ bạn muốn mà thôi? Thực tế rất nhiều người tha về nhà vô số thứ đáng giá rồi không bao giờ rớ tới, vậy có nên gọi là vớ vẩn không! Một số hàng hóa có giá trị còn phải tốn chi phí bảo dưỡng. Hơn nữa khi chúng hư hao, sứt càng gãy gọng đổ bể, hoặc gặp sự cố lại khó lòng cứu vãn!
Trong khi đó, thay vì vác cái quần Jeans 400 ngàn, bạn mua 1 chiếc tương tự giá thấp hơn tí vài chục ngàn, bạn vẫn bảnh bao như ai khi tròng nó vô đôi chân quyến rũ của mình.
Tôi hy vọng cũng vào một ngày chủ nhật thảnh thơi nào đó, bạn ngồi suy ngẫm và nhìn lại toàn bộ những món linh tinh lặt vặt mình đang sở hữu hết sức dễ thương ấy ngốn đi của bạn bao nhiêu tiền rồi!

Chủ đề tôi muốn đưa ra là làm sao quản lý các chi phí linh tinh ấy thế nào cho tốt. Tôi cam đoan rằng số tiền bỏ ra hằng năm, hằng tháng cho những thứ chỉ làm hài lòng cái đam mê nhất thời chiếm tới 10 - 30% thu nhập của các bạn!

Bạn không biết rằng chỉ cần 10% ấy thôi có thể giữ gìn 90% nguồn thu nhập còn lại của bạn đó! Tôi tin rằng bạn vẫn sống đầy đủ thoải mái bằng 90% số tiền mình kiếm được. Hãy để lại 10% - mà bạn đang lãng phí ấy - ----> chính 10% tiền lương của bạn sẽ bảo vệ cho đồng tiền bạn đang làm việc vất vả tạo ra đó!


Thu nhập bạn cao hay thấp, kiếm được khó khăn hay dễ dàng vẫn chưa quan trọng bằng nhận thức tiết kiệm của bạn. Bạn lãnh lương 10 triệu rồi xài hết 9 triệu 8 thì cũng không bằng một công nhân lương 3 triệu nhưng chắt chiu được 500 ngàn. Chỉ cần giữ lại 10% nguồn tài chính thôi nó sẽ ra tay giảm thất thoát gia đình bạn khi có sự cố xảy ra.

Quản lý khoản tiền ấy như thế nào là tốt nhất? Giữ được nó rồi bạn đừng để nó yên một chỗ trong nhà mà hãy nhờ nó giúp bạn có được một khoản dự phòng khác gấp mấy trăm lần thu nhập hiện tại. Đây chính là giải pháp bảo vệ tài chánh gia đình mình, tác dụng lớn nhất là đáp ứng nhu cầu cho sự sống lẫn cái chết!

Vậy ngay từ bây giờ gia đình bạn hãy nghiêm túc nâng niu khoản dành dụm ấy, và nên chọn ngay một nơi tin cậy để gởi khoản tiền ấy vào, vừa bảo vệ thu nhập, vừa là một kênh đầu tư nho nhỏ đáng yêu nhưng cực kỳ hiệu quả!

Nhớ là hãy nghiêm túc yêu thương cô nàng 10% lương tháng thì cô nàng be bé xinh xinh này mới yêu bạn lại đấy!

Cứ liên hệ với tôi bạn sẽ được tư vấn làm sao cho cô gái này hết lòng với bạn!

Mọi théc méc hãy alo 093 893 0873 ( vui lòng gọi trước giờ tôi thăng đường)

Bảo vệ thu nhập có nghĩa là gì? Thực hiện như thế nào?

Kính gởi gia đình quý khách,
Gia đình quý vị đã từng nghe nói đến bảo vệ tài chánh là gì chưa? Nếu chưa thì tôi xin giải thích như sau: Bảo vệ tài chánh là giữ gìn được toàn bộ nguồn thu nhập của gia đình, giúp cho khoản thu ấy không bị thất thoát nghiêm trọng khi có rủi ro ập đến. Nếu chẳng may có thiếu hụt xảy ra với người trụ cột chính thì đã được bù đắp bằng một khoản tài chánh dự phòng khác gấp mấy trăm lần thu nhập hiện có, khi đó tài chánh nhà quý vị đã được bảo vệ.
Đa số mỗi nhà đều có tích cóp trước một ít gọi là "làm khi lành để dành khi đau", hoặc cho những sự việc như học hành, chi phí đột xuất (viện phí, mua sắm lớn...). Nhưng liệu rằng khoản tích cóp ấy có đủ xoay sở chưa, trong khi các chi phí ngày càng gia tăng?. Vậy thì làm sao để tài chánh cả nhà luôn bảo đảm, làm sao giữ gìn nguồn thu nhập một cách tối ưu đây?


Xin giới thiệu với quý khách tôi là Lê Thị Bích La, đại lý bảo hiểm của công ty tư vấn tài chánh AIA Việt Nam. Tôi hân hạnh mang đến một chương trình bảo vệ tài chánh gia đình với nhiều quyền lợi hết sức ưu việt. Gởi tiết kiệm vào chương trình này giúp bản thân quý vị và người thân hoàn toàn an tâm khi có rủi ro dẫn tới thất thoát nguồn thu nhập chính, đồng thời còn là một quỹ tiết kiệm dài hạn phù hợp với thu nhập của mình. Sau khi kiểm tra sức khỏe tài chính gia đình, chúng tôi sẽ thiết kế giải pháp thật chi tiết giúp quý vị lên kế hoạch tích lũy dự phòng một cách tốt nhất ngay từ bây giờ!


Sẽ không bao giờ là quá muộn màng nếu cả nhà có kế hoạch tài chánh trọn đời. Gia đình quý khách đừng nên đợi đến lúc cần thiết, khẩn cấp mới nghĩ đến việc lập quỹ tiết kiệm này.
Vấn đề cốt lõi là: Đối với những gia đình mà thu nhập hằng năm và các khoản tiết kiệm chưa nhiều thì làm cách nào để tham gia các chương trình bảo vệ tài chánh này?
Vì vậy, chúng tôi mời quý khách cùng người thân, bạn bè sắp xếp thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ vui lòng tới công ty, chúng tôi sẽ trình bày cách thức quản lý thu nhập để luôn chủ động về tài chính khi có những tình huống bất trắc trong cuộc sống. Dịch vụ tư vấn này hoàn toàn miễn phí. Rất mong đón tiếp quý khách tại văn phòng AIA Việt Nam.

Chúc gia đình quý khách khỏe mạnh an vui và tài chánh thật dồi dào!





Lê Thị Bích La
Đại lý bảo hiểm
Mã số đại lý: 363187

Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam
Tầng trệt, tòa nhà E.Town EW
364 Cộng Hòa, Tân Bình, TP. HCM.

ĐT: (08) 3810 8500 Fax: (08) 3810 8501
ĐTNR: (08) 3990 6694 ĐTDĐ: 093 893 0873